Cảm biến quang là gì? Thông tin cần biến về cảm biến quang - Amazen.com.vn
Cảm biến quang là gì? Có bao nhiêu loại? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động ra sao? Được ứng dụng trong những lĩnh vực nào? Sau đây Amazen sẽ bật mí lời giải đáp cho những câu hỏi này. Thông tin mà chúng tôi cung cấp chắc chắn sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quan nhất về cảm biến quang - loại thiết bị điện tử đang đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cả công nghiệp và dân dụng.
1/ Cảm biến quang là gì?
Cảm biến quang là tổ hợp các linh kiện quang điện khi tiếp xúc với ánh sáng sẽ thay đổi trạng thái hoạt động. Chúng được dùng chủ yếu để phát hiện vật cản hoặc phát hiện màu. Loại cảm biến này phát ra một tia sáng, trong trường hợp tia sáng bị che khuất bởi vật thể, cảm biến sẽ phát ra tín hiệu để báo về trung tâm điều khiển.
Cảm biến quang điện (Photoelectric Sensor) còn được gọi với một các tên thông dụng khác là "mắt thần". Chúng đóng vai trò như cặp mắt và là thành phần thiết yếu của dây chuyền sản xuất tự động. Thiếu cảm biến quang thì khó mà có được tự động hóa, bởi chẳng khác nào việc lao động mà không thể nhìn thấy.
Cảm biến quang điện (Photoelectric Sensor) còn được gọi với một các tên thông dụng khác là "mắt thần". Chúng đóng vai trò như cặp mắt và là thành phần thiết yếu của dây chuyền sản xuất tự động. Thiếu cảm biến quang thì khó mà có được tự động hóa, bởi chẳng khác nào việc lao động mà không thể nhìn thấy.
Cảm biến quang là gì?2/ Cấu tạo của cảm biến quangMột cảm biến quang điện thông thường sẽ gồm có 3 bộ phận chính:
Bộ phận phát sángBộ phận này có vai trò phát ra ánh sáng dạng xung (Tần số) từ đèn LED bán dẫn. Nhịp xung đặc biệt giúp cảm biến phân biệt giữa ánh sáng của nó phát ra với ánh sáng từ nguồn khác (ánh sáng tự nhiên, bóng đèn, ...). LED bán dẫn của bộ phận phát sáng thường gặp nhất là LED đỏ, LED hồng ngoại và LED lazer. Ngoài ra còn có LED trắng, xanh lá hoặc vàng nhưng chỉ ứng dụng cho một số dòng cảm biến quang điện đặc biệt. Bộ phận thu sángBộ phận thu sáng sẽ cảm nhận ánh sáng và chuyển đổi thành tín hiệu điện tỉ lệ (analogue). Bộ phận thu có thể nhận ánh sáng trực tiếp từ bộ phát (đối với cảm biến quang thu phát), hoặc ánh sáng phản xạ lại từ vật bị phát hiện (đối với cảm biến quang phản xạ khuếch tán). Bộ phận này thường được gọi là một phototransistor hay tranzito quang. Mạch xử lý tín hiệu đầu raMạch điện tử chuyển tín hiệu tỷ lệ (analogue) từ tranzito quang thành tín hiệu ON/OFF được khuếch đại khi tiếp nhận tín hiệu từ bộ thu ánh sáng. Tín hiệu ngõ ra thường dùng phổ biến nhất là tín hiệu ra bán dẫn (NPN, PNP). 3/ Có bao nhiêu loại cảm biến quang?Cảm biến quang tùy theo ứng dụng được chia thành nhiều loại, nhưng theo cá nhân tôi đánh giá thì chỉ 3 loại sau đây là được sử dụng phổ biến và hữu dụng nhất. Cảm biến quang thu phát (through - beam sensor)Đặc điểm:Bộ cảm biến quang thu phát là loại cảm biến ánh sáng không xảy ra phản xạ. Chúng hoạt động được chỉ khi có một con phát ánh sáng và một con thu ánh sáng lắp đối diện nhau. Nguyên lý hoạt động:Hoạt động theo 2 trạng thái:
Ưu điểm:
Cảm biến quang phản xạ gương (retro - reflection sensor)Đặc điểm:Thiết bị cảm biến quang phản xạ gương có bộ phát và bộ thu ánh sáng nằm trên cùng một thiết bị. Gương phản xạ đi kèm với bộ cảm biến quang và là một lăng kính đặc biệt. Nguyên lý hoạt động:Bộ phát ánh sáng sẽ phát tia sáng tới gương. Sau đó bộ cảm biến quang này sẽ hoạt động theo 2 trạng thái: - Trạng thái không có vật cản: Gương sẽ phản xạ ánh sáng lại bộ thu ánh sáng - Trạng thái có vật cản: Vật cản đi qua làm thay đổi tần số ánh sáng phản xạ hoặc làm che khuất luôn ánh sáng thu. Lúc đó, cảm biến xuất tín hiệu ra bán dẫn (PNP, NPN). Ưu điểm:
Cảm biến quang phản xạ khuếch tán (diffuse reflection sensor)Đặc điểm:Cảm biến quang điện phản xạ khuếch tán có máy phát và máy thu nằm trong cùng một vỏ. Ánh sáng truyền qua bị phản xạ bởi đối tượng được phát hiện. Loại phản xạ khuếch tán được sử dụng rộng rãi để đếm sản phẩm/phân loại sản phẩm dây chuyền sản xuất. Chúng có một nhược điểm là dễ bị ảnh hưởng bởi bề mặt, màu sắc và khoảng cách ngắn (chỉ tối đa là 2m). Nguyên lý hoạt động:Bộ phát phát ra ánh sáng một cách liên tục và sau đó hoạt động theo 2 trạng thái: - Trạng thái không có vật cản: Ánh sáng không phản xạ về vị trí thu hoặc bề mặt vật không phản xạ ánh sáng về vị trí thu. - Trạng thái có vật cản: Ánh sáng phản xạ đi ngược về vị trí thu sáng. Ưu điểm:Cường độ ánh sáng khuếch tán tại bộ thu đóng vai trò là điều kiện chuyển mạch. Bất kể cài đặt độ nhạy nào, phần phía sau luôn phản ánh tốt hơn phần phía trước.
Cảm biến quang Hanyoung Tiếp theo vẫn là một đại diện nữa đến từ Hàn Quốc - Hanyoung Nux. Là một trong những nhà sản xuất thiết bị điện hàng đầu đến xứ sở Kim Chi, Hanyoung được đông đảo người tiêu dùng Việt Nam tín nhiệm. Với sự đa dạng của các dòng sản phẩm cảm biến quang phục vụ cho đa dạng nhu cầu sử dụng khác nhau, tuổi thọ trung bình cao, giá thành phù hợp với mặt bằng chung của người tiêu dùng, tôi tin chắc cảm biến quang Hanyoung sẽ làm quý khách hài lòng.
Cảm biến quang FotekTuy không quá nổi bật tại thị trường Việt Nam nhưng chất lượng sản phẩm của Fotek là không cần phải bàn cãi. Thương hiệu từ Đài Loan này luôn cố gắng mang đến cho quý khách hàng những sản phẩm cảm biến quang chất lượng tốt nhất với mức giá không thể phải chăng hơn. Với tuổi thọ trung bình cao, dễ dàng lắp đặt, khả năng hoạt động tốt và nhạy cảm với nguồn vật thể tiếp nhận, cảm biến quang Fotek hứa hẹn sẽ là sản phẩm tuyệt vời dành cho bạn.
Ngoài ra còn rất nhiều thương hiệu cung cấp cảm biến quang khác mà các bạn cũng có thể cân nhắc đến:
7/ Ứng dụng của cảm biến quang trong thực tế là gì?Ngày nay trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp, khi mà hệ thống sản xuất được tự động hóa hoàn toàn hoặc bán tự động, cảm biến quang điện được phát huy tối đa chức năng và công dụng. Với sự trợ giúp của chúng, sản lượng sản xuất và chất lượng sản phẩm được nâng cao trong khi chi phí giảm, khả năng cạnh canh của doanh nghiệp sẽ được cải thiện đáng kể.
|
Nhận xét
Đăng nhận xét